Những bí quyết kinh doanh của người Trung quốc xưa p1

0
2584

Lưu lượng khách đi lại đông là điều tốt để kinh doanh. Bán hàng cần phải đông người thì mới nhộn nhjip, mới hình thành thanh thế. Doanh nghiệp thu hút doanh nghiệp, khách hàng thu hút khách hàng, buôn bán cần mọi người cùng làm thì mới có thể trở thành cảnh tượng phồn hoa. Đây là nguyên nhân hình thành ra các phố chuyên bán một loại hàng hóa.

Nhưng kinh nghệm không phải là thứ tuyệt đối, bất cứ sự vật nào cũng không thể máy móc cứng nhắc được. Các chuyên gia phân tích rằng: chỉ những hàng tiêu dùng bền đẹp được khách hàng ưu thích, sau khi so sánh kĩ càng họ mới mua như đồ điện gia dụng, dụng cụ gia đình, máy vi tính, đồ trang sức, thời trang, đồ cổ… Những thứ hàng hóa trên thích hợp cho kinh doanh bán hàng tập trung. Còn hàng hóa dùng cho sinh hoạt hàng ngày, sử dụng với tần suất cao lại không thích hợp với kiểu kinh doanh tập trung.

Nội Dung

Biết địa hình sẽ thắng, chọn địa hình sinh tài

Trong binh pháp có viết “ địa hình hỗ trợ cho việc binh, biết địch mới mong cầu thắng, tính đến lúc hiểm nguy, xa gần là đạo của nguời là tướng. Biết đạo lý đó ắt sẽ thắng, kẻ không biết điều đó sắt thua”. Điều này chứng tỏ địa hình từ xưa rất quan trọng đối với chiến đấu, là người tướng không thể không quan sát địa hình để bày binh bố trận. Thương trường cũng như chiến trường, người chủ kinh doanh cũng giống như đang điều khiển hàng ngàn quân mã. Người tướng có trí tuệ, mưu lược luôn chiếm giữ vị trí có địa hình có lợi, cuối cùng mới giành được thắng lợi.

Phạm lãi- một nhà mưu lược đầy tài ba thời Xuân thu chiến quốc là một người như vậy. Với con mắt của nhà chiến lược, ông cho rằng: Đào địa là phần đất trong thiên hạ, thông với các chư hầu, là nơi lý tưởng để giao dịch hàng hóa. Vì thế ông đã chọn Đào địa làm nơi kinh doanh. Quả nhiên, trong vòng 10 năm tiền ông kiếm được nhiều vô số kể. Cái tên Đào Chu Công được mọi người yêu mến truyền tụng đến ngày nay.

Những bí quyết kinh doanh của người Trung quốc xưa p1
Những bí quyết kinh doanh của người Trung quốc xưa p1

Trong sử kí có ghi chép: sau khi diệt được nước Triệu, nước Tần tiến hành chính sách di dân. Khi đó có rất nhiều người hối hộ quan lại để không phải di dời đi nơi khác, họ muốn ở lại vùng đất cũ vì sợ phải thay đổi. Duy chỉ có phú thương họ Trác yêu cầu được chuyển đến vùng Văn sơn xa xôi. Ông nhìn thấy ở đó đất đai phì nhiêu, sản vật phong phú, dân cư sống thanh bình, nồng hậu, họ rất thích buôn bán thương ngh;iệp sẽ dễ dàng phát triển. Mấy năm sau, Trác thị trở thành phú ông gần xa đều biết tên, quan niệm chọn đất của ông cũng được các thương nhân coi là cẩm nang. Dương châu- Giang tô là một nơi giao thông phát triển, vận chuyển bằng đường thủy cũng thuận tiện, hàng hóa phong phú, thương nhân từ các nơi khác đến đây sinh cơ lập nghiệp, có người chỉ từ hai bàn tay trắng mà làm tạo nên gia nghiệp khổng lồ, tiếng tăm lừng lẫy bốn phương.

Hàng rẻ mua vào, hàng lên nhanh chóng bán ra

Phạm lãi và Bạch Giai- ông tổ nghề thương nghiệp cho rằng hàng rẻ mua vaofm tuy quý nhưng rẻ, hàng đắt bán ra, tuy rẻ nhưng quý. Điều này nhấn mạnh người kinh doanh giỏi về cách nắm bắt thời vơ để mua vào bán ra. Lợi nhuận kinh doanh có được lợi từ khoản lãi chêch lệch. Một khi thấy thời cơ đến, bằng mọi giá phải hành động ngay, nếu không sẽ không kiếm được tiền thậm chí còn lỗ vốn.

Thời Ngụy Văn Hầu, người dân chỉ chú trọng nghề nông, thế mà Bạch Giai lại rất vui với điều này. Khi lương thực phong phú, được mùa, ông ta cho người ta thu mua hết ngũ cố, bán ra tơ, sơn. Đợi khi tơ tằm được tung ra thị trường, ông ta lại thu mua số lượng lớn, bán hết lương thực. Ông từng nói: người nào làm ăn buôn bán có mưu kế giỏi như  Y Doãn và Khương Thái Công, giỏi phán đoán như Tôn Tẫn và Ngô Khởi thì mới có thể nói được làm được. Có một số người đầu óc của họ không thể ứng phó thời cơ một cách nhanh nhẹn được, lại có người dũng cảm nhưng cứ đâm đầu kinh doanh mà không biết lựa chọn thời cơ, có người lại nhu nhược không kiên định nguyên tắc. Những loại người như vậy mà đi theo ta học kinh doanh, ta cũng không dạy họ. Những kinh nghiệm và nguyên tắc kinh doanh của Bạch Giai được những nhà kinh doanh đời sau dùng làm cẩm nang. Ông tận dụng hết khả năng mưu lược của mình để kinh doanh và gặt hái được thành công vô cùng vang dội.

Mời các bạn đón đọc phần 2 và phần 3 của bài đọc này để biết thêm nhiều điều bổ ích nữa nhé!

Xem thêm tại mục Xây dựng:

Một số lưu ý về hướng nhà tắm

Quay lại trang chủ