Những bí quyết kinh doanh của người Trung quốc xưa p3

0
5463

“Quân tử yêu cái tài là cách đúng đắn, lấy nghĩa đoạt lợi, đức tài hưng phát. Bỏ nghĩa đoạt lợi, mất nghĩa mà cũng chẳng được lợi. Đây là lời khuyên dành cho những nhà kinh doanh. Những ai tích thiện, ắt sẽ dư thừa, những ai không tích thiện, ắt sẽ bị phá.”

Nội Dung

Lấy nghĩa làm lợi, trọng nghĩa hơn tài

Thời nhà Thanh có một thương nhân tên là Thư Tuân Cương, giỏi tính toán, ưa quyền hành, thích đọc “ Tứ thư”, “ Ngũ kinh”, và hay vận dụng nghĩa lí trong sách vào kinh doanh. Ông ta từng nói: “tiền, tuyền dã” ( tạm dịch tiền như dòng suốt mà thôi). Ông ta còn nói: “ đối với con người sinh tài có cách của nó, lấy nghĩa làm lợi. Đất nước đã như vậy huống hồ than gia”.

Thương gia đất Huy Châu là Lý Đại Hạo luôn dạy con cái mình răng “ tiền bạc nhờ đạo đức mà có, cái lơi làm tổn cái nghãi, phải lấy đó mà tự răn mình. Giàu có mà bất nghĩa cũng chỉ là phù vân”.

Những bí quyết kinh doanh của người Trung quốc xưa p3
Những bí quyết kinh doanh của người Trung quốc xưa p3

Tử viết: quân tử yêu cái tài là cách đúng đắn, lấy nghĩa đoạt lợi, đức tài hưng phát. Bỏ nghĩa đoạt lợi, mất nghĩa mà cũng chẳng được lợi. Đây là lời khuyên dành cho những nhà kinh doanh. Những ai tích thiện, ắt sẽ dư thừa, những ai không tích thiện, ắt sẽ bị phá. Nếu một nhà kinh doanh giỏi có trí tuệ muốn làm ăn lâu dài chắc chắn sẽ không dùng thủ đoạn độc ác, bỉ ổi để giành lợi. Dùng bất cứ thủ đoạn tàn ác nào để buôn bán làm ăn cuối cùng cũng sẽ mất đi lợi nhuận và bị người đời khinh ghét.

Tay dài múa khéo, tiền nhiều khéo buôn.

Bỉ Nhan viết “ trường tụ thiện vũ, đa tiền thiện cổ”. Ở đây nhấn mạnh đến chữ thiện. Tiền vốn không nhiều thì phải giỏi sử dụng, mục đích sử dụng nên tạo lợi nhuận. Vốn và hàng hóa cùng lưu thông thì lợi nhuận sẽ cuồn cuộn đổ về. Phải làm đúng trách nhiệm về hàng hóa: cất giữ đóng gói cẩn thận, hàng nào hỏng không được giữ lại mà phải hủy đi, làm cho nguồn vốn quay vòng nhanh, không được trì trệ. Tiền hàng giống như nước chảy, tiền vốn và hàng hóa có lưu thông, buôn bán mới phát đạt. Trầm Hoạt đời tống đã đưa ra ví dụ: mười vạn đồng tiền vốn không trung chuyển được thì một trăm năm sau nó vẫn chỉ là mười vạn đồng, thậm chí là đống giấy vụn. Còn nếu kinh doanh thuận lợi, vốn trung chuyển nhanh thì từ mười vạn đồng ấy sẽ trở thành trăm vạn đồng.

Kỳ kế thắng binh, kỳ mưu sinh tài

Binh gia thường nói “ thướng binh nhiều nhưng không có người giỏi thì chẳng thể tranh đấu với người. Người tham chiến phải tinh nhuệ mới giành được thắng lợi” Tư Mã Thiên đã viết trong “ sử kí” rằng: “ trị sinh chi chính đạo dã, nhi phú giả tất dụng kỳ thắng” ( tạm dịch là chính trị đi theo đường chính đạo, người giàu có tất dùng điều kỳ lạ để thắng). Trong sách còn liệt kê ra những thương nhân như Ung bã bán quẩy, Trùng Thị bán thịt… Họ đều là những người nắm giữ một bí quyết kinh doanh nhưng mặt hàng kỳ lạ mà giàu có nhanh chóng. Trương Tiểu Tuyền người đời sau mở cửa hàng bán dao kéo cũng vậy. Một thương nhân tên Tào Thị người huyện Thái cố- Sơn tây đời Thanh có một lần trông thấy than cây cao lương mọc rất cao, bông to, trông vô cùng trĩu nặng. Ông thấy đây có điều gì bất thường liền ngắt mấy cành xem thử, phát hiện ra có sâu hại. Thế là ông ta vội vàng sắp xếp thu mua một lượng lớn lương thực ngay. Khi ấy mọi người đều hy vọng được mua bội thu nên bán ra lượng lớn cao lương dự trữ trong kho. Kết quả cây cao lương khi gần chin phần lớn bị sâu bọ cắn chết, cao lương mất mùa còn Tào Thị lại có kế hay nên trúng lớn.

Trong an nghĩ tới nguy

“ Kinh thư” viết: trong an nghĩ tới nguy, nghĩa xong phải chuẩn bị, có chuẩn bị sẽ không gặp khó khăn. “ hán thư” có nói rằng thiên hạ tuy bình an nhưng không quên nguy cơ chiến tranh. Cuối đời Tần có vị thương nhân tên là Nhâm thị rất tiết kiệm, ông còn yêu cầu người nhà không được uống rượu, ăn thịt. Trong đoạn ghi chép của người xưa về đạo lý kinh doanh có viết: làm ăn buôn bán cần phải cần cù, nhanh chóng, không lười nhác ỷ lại, nếu lười nhác thì mọi việc đều trở thành vô ích.

Tóm lại, dùng điều độc để tiết kiệm, tránh xa xỉ, nếu xa xỉ tất sẽ cạn. Từ đó có teher thấy, người kinh doanh trong an phải nghĩ tới nguy, cần kiệm được chú trọng. Đang được bình an nhưng không quên khó khăn. Thiếu một chút an lạc, là nhiều thêm một phần lo lăng.

Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết của chúng tôi!

Xem thêm tại mục  Xây dựng:

Những bí quyết kinh doanh của người Trung quốc xưa p2

Để về trang chủ bấm vào đây