Những bí quyết kinh doanh của người Trung quốc xưa p2

0
2310

Người kinh doanh hiểu rõ giá trị sang trọng phản ánh thực lực của cửa hàng, vậy là họ trang hoàng cửa hàng thật lộng lẫy, trạm trổ cột, khắc hoa, thêm màu khoe sắc để nghênh đón quan lại, quý phu nhân có tâm lý ưa thích danh tiếng, sang trọng.

Sau đây là phần 2 của bài viết những bí quyết kinh doanh của người trung quốc xưa.

Nội Dung

Thấy ngắn mà biết tương lai, dự báo sinh tài sinh lộc

Việt Vương Cầu Tiễn thời Xuân Thu khi biết được nước Ngô đang bị đại hạn đã ngầm thu mua hết lương thực của nước Ngô. Hai năm sau, nước Ngô thiếu lương thực, nhân dân đói khổ, tiếng than oán hận khắp nơi. Nước Việt nhân cơ hôi jđó đem quân sang tiêu diệt Ngô, cuối cùng Việt Vương đã thành bá nghiệp, trở thành một trong ngũ bá thời Xuân Thu.

Điều Việt Vương Cầu Tiễn làm được ở đây chính là làm một cuộc mua bán lớ. Thứ mà ông đạt được không phải là vàng bạc châu báu mà có được một đất nước, xưng hùng xưng bá thiên hạ. Đây là một thành công điển hình trong cách vận dụng kinh doanh để làm chính trị. “ Di kiên trí” đã ghi chép: vào thời Tống, có một lần thành Lâm an bị cháy rất to, cửa hàng của một người họ Bùi bị bắt lửa, nhưng ông ta không vội chạy đi chữa cháy mà sai người cầm ngân lượng ra ngoài thành mua những vật liệu xây dựng như gỗ, tre , ngói…. Sau khi lửa đã được dập tắt, tất cả trở thành đống đổ nát hoang tàn, thị trường vật liệu xây dựng trở nên khan hiếm. Lúc này người họ Bùi kia nhân thời cơ tung hàng ra bán, tiền kiếm được gấp hàng chục lần cửa hàng đã bị cháy kia, đồng thời cũng đáp ứng được nhu cầu của thị trường và nhân dân. Hay quan sát, nhạy bén và phán đoán chính xác là khởi nguồn của người kinh doanh giỏi và đó cũng là một trong những năng lực cần phải có của các nhà kinh doanh.

Những bí quyết kinh doanh của người Trung quốc xưa p2
Những bí quyết kinh doanh của người Trung quốc xưa p2

Lợi ít nhưng bán được nhiều

Kế Nhiên- một nhà lý luận kinh tế thời Tiên Tần đã cho rằng: “ quý thượng cực tắc phản tiện, tiện hạ cực tắc phản quý” (tạm dịch đắt hết mức lại thành rẻ, rẻ hết mức lại thành đắt). Tư Mã Thiên đã nói “ Tham mua 3 đồng, rẻ mua 5 đồng”. Nghĩa là người kinh doanh tham lợi nhuận chỉ có thể lãi được 30% , còn người lấy lãi ít nhưng bán được nhiều thì có thể lãi 50%. “ Úc li tử” ghi chép: có ba thương nhân cùng kinh doanh một loại hàng hóa giống nhau trong một chợ, trong đó có một người bán hàng với giá thấp nhất, người mua đông như kiến cỏ, trong một năm đã phát tài. Hai người còn lạ không muốn giảm giá, kết quả lợi nhuận không bằng người kia.

Trương Lương- mưu sĩ của hán Cao Tổ Lưu Bang khi còn nhỏ theo Hoàng Thạch Công học chữ. Ban ngày ông phải đi bán dao kéo, tối về học bài, sau này ông thấy thời gian học không đủ, cần tranh thủ bán hàng xong để về học. Vì vậy ông liền chia dao kéo thành ba loại tiền khác nhau: loại đắt, loại vừa và loại rẻ. Loại đắt giá vẫn không đổi, loại vừa giá rẻ hơn một chinh, loại rẻ giá rẻ hơn hai chinh. Kết quat, chỉ trong vòng nửa ngày số lượng dao kéo bán ra gấp ba lần, tiền kiếm được gấp đôi ngày thường. Vì thế gian có câu “ Trường lương bán dao kéo, hàng đắt rẻ như nhau”.

Đẽo hồng khắc bích, níu kéo khách hàng

“ Yến kinh tạp chí” ghi chép: các cửa hàng treo biển quảng cáo, buổi tối nhà nhà thắp đèn kết hoa rực rỡ khiến cho đường phố sáng trưng như ban ngày. Có cửa hàng treo tranh vẽ tên sản phẩm, văn phong nho nhã, làm thăng hoa vị trí sản phẩm của cửa hàng và nâng cao tỉ lệ khách hàng quay trở lại. Còn có những cửa hàng như quán trà, quán rượu, quán cơm lại sắp xếp nhóm nhạc cụ diễn tất hoặc bình văn thơ để tạo hứng khởi cho khách hàng. Một quán ăn Hàng Châu đời Tống, chỉ cần khách hàng ngôi xuống ghế, tiểu nhị lập tức ra hỏi khách hàng cần gì rồi phục vụ khách rất nhiệt tình, không dám sai sót. Người kinh doanh hiểu rõ giá trị sang trọng phản ánh thực lực của cửa hàng, vậy là họ trang hoàng cửa hàng thật lộng lẫy, trạm trổ cột, khắc hoa, thêm màu khoe sắc để nghênh đón quan lại, quý phu nhân có tâm lý ưa thích danh tiếng, sang trọng. Khách vừa vào đến cửa được đón tiếp bởi nụ cười tươi của chủ nhà, mua hàng xong lại được đưa tiễn ra tận bên ngoài, thậm chí còn xách hộ hàng về đến tận nhà cho khách. Cách thể hiện coi khách như thượng đế đã làm tăng vẻ nho nhã, cao quý cho cửa hàng khiến cho khách hàng rất hài long, lần sau lại muốn đến nữa.

Mời các bạn đón đọc phần 3 của bài đọc này để biết thêm nhiều điều bổ ích nữa nhé!

Xem thêm tại mục Xây dựng:

Những bí quyết kinh doanh của người Trung quốc xưa p1

>>>> tintucaz.com