Củ tam thất có thể chữa được bệnh gì?

0
1013

Tam thất, còn có các tên gọi khác là Nhân sâm tam thất/Kim bất hoán, tên khoa học là Radix Notoginseng. Đây là loại cây thảo sống nhiều năm, thân cao 30-50cm. Có thành phần hóa học: Củ Tam thất chứa các saponin triterpen: saponin A, B, C, D, acid oleanolic, đường khử và 16 acid amin như phenylalanin, leucin, isoleucin, valin, prolin, histidin, lysin, cystein, các chất vô cơ như Fe, Ca. Theo y học cổ truyền, Tam thất là một vị thuốc có vị ngọt, hơi đắng, tính ấm và có công dụng tán ứ chỉ huyết (làm tan huyết ứ và cầm máu), tiêu thũng định thống (làm hết phù nề do ứ trệ và giảm đau). Hôm nay cùng với Tam Thất Hà Giang tìm hiểu về xem tam thất có thể chữa được bệnh ì?

Nội Dung

Củ tam thất chữa bệnh gì:

Tam thất được dùng chữa thổ huyết, nôn ra máu, đái ra máu, lỵ ra máu, băng huyết, rong kinh, sinh xong máu hôi ra không hết, mắt đỏ sưng đau hay là rắn độc cắn. Rễ ngâm rượu trị vết thương do đâm chém, đòn ngã tổn thương. Bên cạnh đó, tam thất thường được dùng để chữa các chứng bệnh như xuất huyết, sưng nề tụ máu do trật đả và hung tý giảo thống (đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim), bế kinh do huyết ứ, thống kinh (hành kinh đau bụng), sản hậu phúc thống do ứ trở (đau bụng sau khi sinh con), sưng nề do viêm nhiễm…

Theo y học cổ truyền thì tam thất có tác dụng giảm đau, y học hiện đại cũng đã chứng minh trong cả củ và cây tam thất đều có chất có tác dụng giảm đau. Tuy nhiên tam thất có tác dụng chữa đau nhức toàn thân hay không thì còn chưa có nghiên cứu nào nói đến, vì đau toàn thân do rất nhiều nguyên nhân gây ra.

Củ tam thất có thể chữa được bệnh gì?
Củ tam thất có thể chữa được bệnh gì?

Sơ chế trước khi dùng: Để bảo đảm hiệu quả chữa bệnh và an toàn, trước hết, rửa thật nhanh củ tam thất bằng nước đun sôi để nguội vài lần, không cho nước kịp ngấm vào ruột, phơi nắng hoặc sấy ở nhiệt độ 50-60oC (tuyệt đối không rang tam thất trực tiếp trên chảo hoặc tẩm dược liệu với mỡ gà, rồi phơi sấy khô như một số người đã làm). Khi dùng, mới thái lát hoặc tán bột. Dùng đến đâu làm đến đó vì để nguyên củ thì thời hạn sử dụng có thể kéo dài đến 2 năm; nếu thái lát hoặc tán bột, chỉ bảo quản được trong 6-12 tháng, có thể lâu hơn nếu ngâm bột với mật ong hoặc rượu.

1 số Công dụng của tam thất và cách dùng:

Tán ứ chỉ huyết, tiêu sưng giảm đau

– Hỗ trợ điều trị chứng thổ huyết, khạc huyết, chảy máu cam, lỵ ra máu, làm sạch máu hôi ở phụ nữ mới sinh

– Giảm đau trong trường hợp bị tổn thương làm tích tụ máu dưới da, huyết dịch tích đọng thành khối

– Hạn chế phát triển khối u trong trường hợp ung thư

Tiêu viêm trong viêm dạ dày, đại tràng

– Bồi bổ cơ thể, tăng cường sinh lực, thúc đẩy quá trình tạo huyết

Tam thất có hai tác dụng chính là cầm máu và bổ dưỡng do chứa saponin triterpen là ginsenozid, một hoạt chất quý của nhân sâm.

Dùng sống dưới dạng bột hoặc mài với nước uống hoặc dạng lát cắt thì ngậm nhai rồi nuốt để chữa thổ huyết, băng huyết, rong kinh, chảy máu cam, máu hôi sau khi đẻ, kiết lỵ ra máu, khối u. Bột tam thất rắc ngoài làm cầm máu nhanh các vết thương.

Dùng chín trong những trường hợp thiếu máu, suy nhược, phụ nữ sau khi đẻ, người mới ốm dậy. Củ tam thất hấp cho mềm, thái mỏng hoặc sao khô, tán bột rồi hầm với thịt gà, thịt chim, ăn hằng ngày trong vài tuần. Có thể ngâm rượu uống. Đơn giản thì hãm tam thất với nước sôi như pha trà, uống làm nhiều lần vừa dễ làm, tiện lợi, vừa giữ được hương vị và hoạt chất. Nước hãm tam thất pha với sữa dùng cho trẻ em rất tốt.

Xem thêm tại mục Sức Khỏe:

Phân biệt giữa tam thất thật và giả

>>>> Trang chủ